TÌM KIẾM THÔNG TIN LƯU TRỮ – ĐANG TÌM KIẾM…
ĐANG TÌM…
ĐANG TÌM…
HOÀN THÀNH – CÓ 19 KẾT QUẢ CHO CỤM TỪ “Patient #0017983”
DANH SÁCH KẾT QUẢ THEO THỨ TỰ THỜI GIAN:
1)HỒ SƠ BỆNH ÁN, BỆNH NHÂN SỐ 0017983 – 11/18/05 15:12
Bệnh nhân được người nhà yêu cầu cho nhập viện dù họ không muốn để làm
rõ hành vi tự hành hạ bản thân. Việc hành hạ bản thân có thể được thấy
rõ khi kiểm tra sơ bộ: có vết trầy xước trên đầu và cổ, có vẻ do tự bản
thân cào cấu, và trên cả tay và chân đều có những vết rách còn chảy máu
tươi. Dấu hiệu của suy nhược trầm trọng cũng đã rõ ràng – trong khi
khám, bệnh nhân đã nói về việc bị mất ngủ, trích lời: “lâu hơn ông tưởng
rất nhiều”. Bệnh nhân không thể nói ra thời gian bị chứng mất ngủ một
cách chính xác, có vẻ là do chứng mất ngủ kéo dài. Chứng hay lẫn và mê
sảng cũng được ghi nhận. ĐƠN THUỐC TẠM THỜI: Triazolam 0.25 mg cho chứng
mất ngủ, Bacitracin để đắp vết thương.
2)BẢN ĐÁNH GIÁ BỆNH NHÂN SỐ 0017983 – 11/18/05 16:56
GHI BỞI: Bác sĩ Emil Lafayette. Xác nhận hành vi tự hành hạ bản thân.
Bệnh nhân xé rách cánh tay áo, khiến vết thương hở miệng trong khi chờ
cuộc nói chuyện. Có bằng chứng rõ ràng về chứng sợ ngủ, giải thích cho
hành vi gây thương tích; bệnh nhân thường ngủ kèm theo sự hoang mang, và
liên tục gây ra các vết thương để chống lại cơn buồn ngủ khi yên tĩnh
quá lâu hoặc không có kích thích. (kiểu yên tĩnh hoặc không kích thích
thì dễ ngủ nên nó phải cào xé bản thân để tỉnh). Chứng mất ngủ rất đáng
chú ý, có dấu hiệu kéo dài hơn nữa. Tương tự với chứng sợ chỗ đông
người. Bệnh nhân yêu cầu một chiếc giường ở một chỗ riêng, thu mình
lại/kích động khi yêu cầu bị từ chối, có thái độ bất hợp tác với việc
nói chuyện (interview). Tỏ ý thù ghét một cách mơ hồ khi ám chỉ “những
người khác”, nhưng không thể diễn đạt rõ ràng, trích lời: “bởi vì họ sẽ
không tin rằng cô ta tồn tại cho tới khi cô ta hại một ai đó”. Có biểu
hiện tâm thần phân liệt. Cần kiểm tra tâm lý bằng hình ảnh để cho kết
quả chuẩn xác hơn (kiểm tra tâm lý bằng hình ảnh: psychological spectrum
testing – theo Quần đùi em nghĩ thì chính là rorschach test, người ta
đưa mình mấy tờ giấy có hình loang lổ như kiểu vẽ lên 1 nửa tờ giấy rồi
gập đôi lại cho mực thấm đều 2 bên, họ hỏi mình thấy gì rồi tùy theo câu
trả lời họ sẽ đánh giá về tâm lý của mình… có bác nào rành cái này vào
confirm giùm em). KẾT QUẢ CUỐI CÙNG: CHO BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN. ĐƠN THUỐC
TẠM THỜI: tạm dừng Triazolam, thay bằng 5 mg Diazepam 2 lần mỗi ngày cho
chứng mất ngủ, lo lắng và có thể cả chứng giấc rối loạn giấc ngủ.
3) BÁO CÁO NHẬP VIỆN CUỐI CÙNG, BỆNH NHÂN SỐ 0017983 – 11/18/05 17:13
Giường bệnh ở Phòng 409. Người sử dụng: Bệnh nhân số 0017802, Bệnh nhân
số 0017983. Quần áo ban đầu của bệnh nhân được gửi trả cho gia đình, cần
3 bộ quần áo bệnh nhân. Lịch khám tâm lý vào 10:00 11/19/05.
4) BÁO CÁO SỰ VIỆC TRONG PHÒNG BỆNH – 11/18/05 17:30
Khi kiểm tra phòng bệnh như thường lệ, bệnh nhân số 0017802 yêu cầu nhân
viên bệnh viện đưa đi, trích lời: “tới phòng khác”. Xuất hiện một cách
kích động, khẳng định bệnh nhân số 0017983 quấy rầy anh ta. Bệnh nhân số
0017983 cũng yêu cầu được chuyển đi, tới một giường ở phòng riêng. Cả 2
yêu cầu đều bị từ chối. GHI CHÚ: tiếp tục kiểm tra để tránh xung đột
trong phòng.
5) BÁO CÁO SỰ VIỆC TRONG PHÒNG BỆNH – 11/18/05 19:00
Tiêp tục kiểm tra phòng. Bệnh nhân số 0017983 khăng khăng rằng bác sĩ
Lafayette đã thu xếp cho anh ta chuyển sang một phòng riêng. Bệnh nhân
số 0017802 không yêu cầu nữa. Trong báo cáo quản lý không hề có chỉ thị
chuyển phòng nào. Sau khi thông báo cho người trong phòng, bệnh nhân số
0017983 cố tấn công nhân viên bệnh viện và bệnh nhân số 0017802, trở nên
kích động, mất kiểm soát. Thêm một nhân viên tới chặn vụ xô xát lại. Cả
2 bệnh nhân bị trói lại, cho dùng thuốc an thần, buộc phải tắt đèn sớm.
GHI CHÚ: cần thận trọng hơn khi kiểm tra phòng 409.
6) BÁO CÁO SỰ VIỆC TRONG PHÒNG BỆNH – 11/18/05 23:57
Nhân viên ở hành lang 1, tầng 4 báo cáo có tiếng ồn từ phòng 409 sau khi
tắt đèn, làm phiền các phòng khác. Bệnh nhân số 0017983 vẫn còn thức,
cực kỳ kích động và liên tục đòi ra. Đèn được bật lại, trích lời: “trước
khi cô ta đến”. Cố hết sức rút cổ tay và cổ chân ra khỏi đai trói. Bệnh
nhân cố chống lại nhân viên khi bị trói cả người lại, yêu cầu thêm nhân
viên. Cần thêm thuốc an thần cho bệnh nhân số 0017983. Bệnh nhân số
0017802 không phản ứng khi sự việc diễn ra, có vẻ vẫn ngấm thuốc từ vụ
xô xát trước. GHI CHÚ: tiếp tục trói bệnh nhân số 0017983 cho tới khi có
thông báo mới. Cho bệnh nhân dùng thuốc an thần trước khi cởi trói với
bất kỳ lý do nào. Có thể cần sử dụng thuốc tâm thần trong các buổi đánh
giá tâm lý sau.
7) BÁO CÁO SỰ VIỆC TRONG PHÒNG BỆNH – 11/19/05 00:20
Nhân viên ở hành lang 1, tầng 4 tiếp tục báo cáo về tiếng ồn từ phòng
409. Bệnh nhân số 0017983 được tìm thấy trong trạng thái mê man trên sàn
nhà, với các vết cào xé rất nghiêm trọng trên đầu và cổ. Đai trói đã bị
bứt ra, có vết bầm tím rất nặng trên tay chân chỗ bị trói. Bệnh nhân số
0017802 được phát hiện là đã chết. Khuôn mặt bị biến dạng nghiêm trọng,
đôi mắt bị tổn thương (GHI CHÚ: bị ăn mất?). Được chuyển sang phòng
101, ngăn lạnh 2, chuẩn bị khám nghiệm tử thi. Bệnh nhân số 0017983 được
chuyển sang phòng cô lập, phòng 626, được tiêm một liều 100 mg
Zuclopenthixol để kiểm soát tạm thời chứng rối loạn tâm thần. GHI CHÚ:
cần có camera giám sát để tiện quản lý các cơn bệnh bất ngờ trong tương
lai.
8) BÁO CÁO KHÁM NGHIỆM TỬ THI, BỆNH NHÂN SỐ 0017802 – 11/19/05 09:44
THỰC HIỆN BỞI: Bác sĩ Julius Tweed. Có nhiều vết rách dễ thấy trên đầu
và cổ đối tượng, nặng và sâu hơn ở vùng mặt – ở nhiều chỗ, bị cắt tới
xương. Khó hiểu hơn khi mắt đối tượng đã bị lấy ra khỏi hốc và biến mất.
NGUYÊN NHÂN CÁI CHẾT: bị thương dẫn đến mất nhiều máu mà chết. KẾT QUẢ
CUỐI CÙNG: Giết người. GHI CHÚ ĐIỀU TRA: Cần cảnh báo nguy hiểm về bệnh
nhân số 0017983 cho nhân viên và những người xung quanh. Tiếp tục tăng
cường việc trói và cô lập bệnh nhân khỏi các bệnh nhân khác. Yêu cầu
khám nội soi để phát hiện các mô bị mất – chỉ thị từ tầng 4 nghi ngờ có
hành vi ăn thịt người, có thể dừng việc cô lập cho sau khi loại bỏ được
mối nghi ngờ.
9) BÁO CÁO NỘI KHOA, BỆNH NHÂN SỐ 0017983 – 11/19/05 10:07
THỰC HIỆN BỞI: Bác sĩ Antonius Cayle. Bệnh nhân hợp tác rất tốt trong
khi kiểm tra. Không tức giận hay hăm dọa. Chế độ thuốc cho thấy đã phát
huy tác dụng. Không có thứ gì kỳ lạ được phát hiện khi khám nội soi.
Chụp X quang cho thấy có vết rạn ở xương ống chân, xương mác ở chân
phải. Chỗ bị trói bị trầy xước rất nhiều, cả vùng đầu và cổ, cần quan
tâm đặc biệt. Sức khỏe bị rối loạn. Mạch nhanh và mạnh so với khổ người
bệnh nhân. Stress kéo dài do lo lắng, tâm trạng bất ổn, có thể do chứng
mất ngủ. GHI CHÚ: Bệnh nhân phải ngủ để bắt đầu quá trình hồi phục. Cần
Diazepam liều cao để khắc phục tình trạng này. Không nên trói tại các
điểm để tránh việc gây ra các vết thương (contact-point restraints not
recommended). Có thể thay bằng việc trói toàn thân (kiểu cái áo có tay
dài buộc ra sau lưng cho bệnh nhân tâm thần ấy ợ)
10) ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ, BỆNH NHÂN SỐ 0017983 – 11/19/05 10:39
THỰC HIỆN BỞI: Bác sĩ George Tulling. Phân tích xác định dấu hiệu của
qua hành động. Bệnh nhân thể hiện sự hối hận vì cái chết của bệnh nhân
số 0017802, vẫn không thừa nhận trách nhiệm cho hành vi trong sự việc
đó. Thay vào đó lại đổ cho một người phụ nữ “khác”. Có vẻ đang ám chỉ
viện trưởng, có lẽ là nhân vật trung tâm của sự hoang tưởng. Cách cư xử
và hành động của “người khác” được miêu tả rất huyền diệu, mặc dù thừa
nhận sự thù hận với một ai đó một cách không logic để phản kháng lại.
Trích lời: “Tôi không biết, ông không biết, và cô ta không quan tâm”.
Bệnh nhân yêu cầu chấm dứt việc theo dõi phòng, trở nên kích động khi
yêu cầu bị từ chối, hăm dọa, không chịu tiếp tục nói chuyện. CHUẨN ĐOÁN:
chứng âm thần phân liệt do chứng mất ngủ, tâm thần quá khích và nhờ
phân tích triệu chứng. ĐƠN THUỐC: tăng liều Diazepam lên 10 mg 2 lần mỗi
ngày, bắt đầu từ 11/24/05 bắt đầu dùng liều 2.5 mg Haloperidol 2 lần
mỗi ngày. GHI CHÚ: Dùng camera giám sát và kiểm tra phòng để theo dõi
phản ứng của thuốc, lập tức tiếp tục nếu phát hiện hoặc vào 11/30/05 (
hơi khó hiểu =3=)
11) BÁO CÁO SỰ VIỆC TRONG PHÒNG BỆNH – 11/19/05 14:32
Trong lúc đi phòng như mọi khi, bệnh nhân số 0017983 yêu cầu ngừng việc
theo dõi anh ta lại. Cảnh báo người nhân viên về sự đe dọa tiềm ẩn của
hệ thống theo dõi. Khi yêu cầu bị từ chối, anh ta bắt đầu kháng cự và
gào lên cảnh báo người nhân viên đó, người theo dõi camera chăm chú phân
tích, antagonistic “other” (cụm từ này cũng lặp lại mấy lần rồi nhưng
không biết dịch sao nữa). GHI CHÚ CỦA BÁC SĨ ĐIỀU TRỊ: tạm dừng việc sử
dụng thuốc an thần với bệnh nhân số 0017983 cho tới khi ổn định hoặc
procedurally sound (câu này cũng tịt nốt). Thuốc an thần không phải là
một cách an toàn. GHI CHÚ HỘ LÝ: họ nói anh chàng này đã đạt tới giới
hạn của việc sử dụng thuốc an thần, và anh ta gần như kéo được cả những
cái bu lông ở giường ra. Điều gấp 2 số nhân viên nếu có thể khi làm việc
với anh ta. Dù là cái gì trong đầu anh ta đi nữa … thì nó rất mạnh.
12) THÔNG BÁO CHO NHÂN VIÊN – 11/19/05 16:53
TỪ: Charles McKinney – Trưởng bộ phận chăm sóc bệnh nhân
TỚI: Danh sách nhân viên chăm sóc bệnh nhân
TIÊU ĐỀ: RE:FWD: bệnh nhân số 0017983
Chuyện này đã chính thức đi quá xa. Tôi đã không can thiệp vào chuyện
này bởi vì tôi đã nghĩ rằng những người dưới quyền giám sát của tôi có
thể làm hơn thế này, nhưng hoàn cảnh này đã chứng minh rằng tôi đã lầm
và tôi không cho phép những tin đồn này lan đi xa hơn nữa. Điều duy nhất
“không ổn” với bệnh nhân số 0017983 là anh ta thực sự bị bệnh và cần sự
chăm sóc và hỗ trợ của chúng ta để hồi phục. Anh ta không phải là bệnh
nhân đầu tiên với những triệu chứng bất ngờ mà chúng ta đã xử lý, anh ta
thậm chí không phải là người duy nhất trong khả năng xử lý của chúng
ta, và anh ta sẽ không phải là người cuối cùng. Tôi thấy rất khổ tâm khi
phát hiện ra
một cá nhân có hành vi quấy rối an ninh, ở nơi có lẽ ĐÃ TỪNG được tập
trung xử lý dễ dàng những vấn đề này, đã để nhân viên của tôi thì thầm
vào tai nhau những thứ mê tín dị đoan và nghĩ rằng ảo giác của người
bệnh nhân ấy là có thật. Chúng ta tốt hơn thế này. Quả thực là có nhiều
rủi ro tiềm ẩn trong nghề nạ, những rủi ro chúng ta đều biết và gánh vác
lấy nó, nhưng đây là gánh nặng mà chúng ta phải chịu đựng để giúp đỡ
những người mà họ tìm thấy chính bản thân họ trên những chiếc giường của
chúng ta.
Cho tới khi có báo cáo khác, tôi sẽ không chấp thuận bất cứ thay đổi ca
làm việc riêng biệt nào trong lịch. Những người cố vấn cho nhân viên
luôn có mặt trong giờ làm việc giúp những người muốn hỏi ý kiến về sự
việc hiện tại và nỗi lo về sự liên đới ở chỗ làm việc này. Đây là những
lợi ích bên cạnh việc làm việc ở nơi điều trị tâm thần, và tôi khuyên
những ai cảm thấy khó khăn nên tìm tới họ. Vấn đề này được khép lại và
tôi không muốn nghe thấy bất cứ ai nhắc đến nó nữa. Trở lại như trước
đây, tôi hy vọng mọi người có thể làm tốt hơn.
-Charles
13) BÁO CÁO SỰ VIỆC TRONG PHÒNG BỆNH – 11/19/05 20:44
Trong khi đi phòng như mọi khi, bệnh nhân số 0017983 yêu cầu để đèn sáng
khi đến giờ tắt đèn. Sau khi hỏi ý kiến bác sĩ điều trị và bác sĩ trị
liệu, yêu cầu được chấp nhận. Kiểm tra phòng cho thấy không có gì đặc
biệt xảy ra cho tới khi người nhân viên trở nên sao nhãng khi anh ta yêu
cầu ngừng việc theo dõi phòng lại. Khi nghe rằng yêu cầu bị từ chối,
anh ta yêu cầu tắt đèn như mọi khi. Yêu cầu được chấp thuận. Lại một yêu
cầu nữa, lần này là tắt bóng đèn ngủ màu đỏ khi đến giờ tắt đèn. Anh ta
hiểu ánh sáng ở mức độ thấp là cần thiết cho việc giám sát – trích lời:
“vì vậy tôi muốn chúng được tắt đi”. Cảnh báo với người giám sát camera
về Cô ấy. Bác sĩ trị liệu từ chối yêu cầu. Xin lỗi Jacob. (Jacob là ai
vậy? sao phải xin lỗi?)
14) THÔNG BÁO NHÂN VIÊN – 11/19/05 21:12
TỪ: Bác sĩ Emil Lafayette
TỚI: Danh sách nhân viên chăm sóc bệnh nhân
TIÊU ĐỀ: Đèn ở phòng 626
Tôi tình cờ để ý rằng trong lần kiểm tra cuối cùng tối nay, đèn ngủ ở
phòng 626 bị tắt đi sau đợt đi phòng – mà tôi không hề được biết hay
đồng ý. Tôi chắc chắn là mọi người đều nhận thức được vấn đề, đây là một
SEVERE breach of facility protocol (cái cụm này cũng lặp lại nhiều lắm
nhưng không rõ nghĩa). Mọi thứ đều có lý do để thực hiện kể cả việc đồng
ý sử dụng camera giám sát người bệnh. Bệnh nhân số 0017983 có biểu hiện
bạo lực và PHẢI ĐƯỢC giám sát để hạn chế các nguy cơ gây hại cho anh ta
với thể trạng không ổn định hiện nay. Các cậu TUYỆT ĐỐI KHÔNG có quyền
quyết định những vấn đề như vậy, hoặc bất cứ thứ gì khác. KHÔNG GÌ HẾT.
Tôi đã nghe thấy ai đó nói ở hành lang rằng vài người trong các cậu
SỢ người đàn ông này. Anh ta bị trói vào giường, với liều thuốc an thần
cao nhất mà chúng ta có thể sử dụng, cả thân xác lẫn tinh thần đều đang
phải chịu đựng nối đau khổ cùng cực. Các cậu cũng muốn nhảy vào bóng
tối? Dù lý do gì đi nữa, tôi sẽ KHÔNG chấp nhận cởi trói để gấy rắc rối
cho các bệnh nhân của chúng ta. Nếu chuyện đó còn xảy ra một lần nữa,
tôi sẽ báo cho ông McKinney và xem toàn bộ nhân viên hộ lý ban đêm đứng
trình bày lý do. Tôi nói thế đã rõ chưa?
-Bác sĩ Emil Lafayette MD,FACEP, MHSC (cái đống nhì nhằng này là gì vậy)
15) BÁO CÁO SỰ VIỆC TRONG PHÒNG BỆNH – 11/19/05 23:27
[BỆNH NHÂN SỐ 0017983, TÊN ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA]
Không ngừng gào thét. Không ngừng lại. Đã hàng giờ rồi. Tiếng vọng chui
vào tai, vào đầu tôi. Cứ khi nào anh ta có thể nói rõ ràng, anh ta cầu
xin chúng tôi tắt camera hoặc đèn đi, hoặc cứ để mọi việc diễn ra như
vậy. Tôi cực kỳ muốn làm vậy, tội nghiệp [PHẦN MỀM ĐÃ ĐƯỢC KIỂM DUYỆT]
(SOFTWARE CENSORED), nhưng bác sĩ Lafayette kéo Jacob ra khỏi tầm giám
sát và quan sát tất cả mọi người trong phòng video trong suốt phần cảm
ơn của ông ấy tới Michael with the lights earlier (không biết là bật đèn
sớm hơn hay tắt đèn sớm hơn nữa) Lần cuối cùng tôi thấy anh ta, anh ta
hướng tới thang máy với cái áo khoác và nói rằng anh ta “không thể làm
như vậy với những đứa trẻ của tôi”. Tôi không biết tại sao tôi lại ở đây
nữa. Tôi tiếp tục nhìn lên những chiếc camera. Có phải [PHẦN MỀM ĐÃ ĐƯỢC KIỂM DUYỆT] bận hơn trong việc quan sát bệnh nhân của ông ta, hay là chúng tôi?
Tôi chỉ cần một mũi tiêm để dừng việc la hét lại…
16) BÁO CÁO SỰ VIỆC TRONG PHÒNG BỆNH – 11/20/05 00:01
Dừng lại rồi. Chỉ là … dừng lại. Không ai dám kiểm tra xem tại sao nó dừng lại. Tôi nghĩ [BỆNH NHÂN SỐ 0017983, TÊN ĐÃ ĐƯỢC CHỈNH SỬA] đã biến mất. Tôi cầu cho Cô ta biến mất.
17) THÔNG BÁO NHÂN VIÊN – 11/20/05 00:04
TỪ: Bác sĩ Emil Lafayette
TỚI: TẤT CẢ MỌI NGƯỜI
TIÊU ĐỀ: Bệnh nhân số 0017983 MỘT LẦN NỮA
TÔI ĐÃ NÓI LÀ KHÔNG AI ĐƯỢC PHÉP VÀO PHÒNG CÔ LẬP 626 MÀ KHÔNG ĐƯỢC SỰ CHO PHÉP CỦA TÔI, [PHẦN MỀM ĐÃ ĐƯỢC KIỂM DUYỆT] TẤT CẢ LŨ CHÚNG MÀY! TAO SẼ KHIẾN TẤT CẢ CHÚNG MÀY PHẢIchúaơi
mẹ ơi con sẽ ngoan mà
làm hơn, không phải là cái đai, làm ơn
cứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutô icứutôi
cứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutô icứutôi
cứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutô icứutôi
cứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutôicứutô icứutôi
cứutôicứutôicứutôicứutôicứutôi
anh ta chết rồi tôi chết rồi cô ta chết rồi chúng ta đều chết và
chúng. ta. đều. gục. ngã
(nguyên văn:
I SAID NO ONE IS TO ENTER ISOLATION 626 WITHOUT MY EXPRESS PERMISSION,
GOD [SOFTWARE CENSORED] YOU ALL! I WILL HAVE ALL YOUR JOBS FORohgod
i will be good mommy
please not the belt please
heLPmehELpmehElpmehelpMeHelpmeHelpmEheLpmehElpmehelPmehelpmeHelpmeh
ElpmehelpMehElPmeHelpmeheLpmeSavemeHelpMehElpMehelpmeHelPmEhelpmeHel
pmehelPmeheLPmEhelpmehElpmehelPmehELpmehelpmEhelpmeHElpmehElpmehelpM
ehElpmehelpMehelpmehElpMekillmEhelpMEHelpmEhelpmehElPMehelpmehElpmeheL
pmeHelpmeheLpmeHelpMehelPmestopmeHeLpmEHelpmehElpmehelPMehelpMe
hE iS dEAD i aM dEAD sHE iS dEAD wE aRE dEAD aND
we. all. fall. down.)
18) ĐÁNH GIÁ NHẬP VIỆN, BỆNH NHÂN SỐ 0017986 – 11/20/05 9:25
THỰC HIỆN BỞI: Bác sĩ George Tulling. Cựu nhân viên. Bệnh nhân được phát
hiện khi khóa trái cửa phòng giám sát, đốt lửa và ghi âm lại. Cố gắng
tự sát bằng ngon lửa trước khi được cứu bởi nhân viên. Khẳng định là đã
bị người phụ nữ “khác” thù hận như bệnh nhân số 0017983 trước kia. (giờ
mới hiểu ý cái cụm [antagonized by same female “other”] các thím bỏ quá
cho em) Có thể liên quan tới cái chết của bệnh nhân được nói tới. Nếu
vậy, rõ ràng có dấu hiệu không ý thức được hành vi của bản thân. Giống
chứng tâm thần phân liệt. Bệnh nhân sẽ không trả lời bất kỳ câu hỏi nào
nữa – trích dẫn: “Đừng đi tìm cô ta. Cô ta sẽ tìm mày”.
QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG: CHO BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN. ĐƠN THUỐC TẠM THỜI: liều
2.5 mg Haloperidol 2 lần mỗi ngày cho chứng tâm thần phân liệt.
19) THÔNG BÁO NHÂN VIÊN – 11/20/05 9:36
TỪ: Bác sĩ George Tulling
TỚI: Charles McKinney – Trưởng bộ phận chăm sóc bệnh nhân
TIÊU ĐỀ: Tôi vừa mới nghe thấy.
Nhốt ông ta vào phòng biệt lập, đợi Cô ta ra, đốt xác cả 2.
Những người có liên quan được biết, bệnh nhân số 0017983 chết trong đám
cháy do Lafayette gây ra khi cố gắng tự sát. Đó là tất cả những gì mọi
người cần biết.
Hãy hy vọng rằng những người còn lại không kết thúc trên giường như vậy.